Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, Ðảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân.
Tính đến nay đã hơn 7 năm kể từ ngày Bộ NN-PTNT ban hành Thông tư số 03 và số 74 quy định việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản và nông lâm sản nhưng con số sản phẩm được dán tem chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm hữu cơ (oganic) hay thực phẩm "sạch" khá cao nhưng thị trường này đang phát triển chậm do sản xuất khó truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng. Vì vậy, người tiêu dùng đang phải mua thực phẩm sạch trên thị trường "bằng niềm tin" với sự khẳng định chất lượng của người cung cấp.
Việc doanh nghiệp được phép công bố sản phẩm khiến nhiều người lo ngại an toàn thực phẩm (ATTP) bị lơi lỏng. Tuy nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế), thay vì cấp phép trên giấy tờ, cơ quan thẩm quyền sẽ tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm, doanh nghiệp vi phạm.
Bộ NN-PTNT giao Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) xây dựng, trình ban hành Tiêu chuẩn quốc gia “Thịt mát - Yêu cầu kỹ thuật” nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiến tới xuất khẩu thịt mát.
Đến nay đã có trên 49% tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập.
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP) được đánh giá là đã tạo bước đột phá trong phương thức quản lý ATTP khi chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, và mặc dù tạo ra cơ chế thông thoáng hơn cho doanh nghiệp (DN) nhưng Nghị định 15 vẫn có nhiều quy định chặt chẽ về chất lượng sản phẩm...
Hiện nay, nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Việc đáp ứng được các quy chuẩn an toàn thực phẩm của các thị trường nhập khẩu là vấn đề tất yếu.
Với dân số đông và trẻ, mức thu nhập sau thuế tăng trưởng mạnh, Việt Nam hiện đứng trong tốp thị trường mới nổi hấp dẫn các doanh nghiệp bán lẻ đa quốc gia. Tuy nhiên, với sự xâm nhập ồ ạt của các nhà bán lẻ nước ngoài, cũng như tốc độ ứng dụng công nghệ tiên tiến cao đang đòi hỏi các doanh nghiệp nội địa phải sớm xây dựng chiến lược phát triển bài bản, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.